Tuyến trùng gây hại trên cây cà phê

Tuyến trùng một tác nhân gây bệnh đáng sợ với cây trồng, nếu bà con không kịp thời phát hiện hay có biện pháp phòng trừ sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng.

Tác nhân, triệu chứng bệnh và cách phòng ngừa tuyến trùng gây hại trên cây cà phê

Tác nhân gây bệnh

Có thể nói tuyến trùng có hình dạng giống như một loài giun có kích thước nhỏ mà chúng ta không thể nào quan sát chúng bằng mắt thường. Tuyến trùng có đến hàng ngàn loại khác nhau và chúng tồn tại trong nhiều môi trường khác nhau như đất, nước…một số loại có ích còn lại là đa số gây hại cho cây trồng.

bệnh tuyến trùng

Tên khoa học của hai loài tuyến trùng gây hại phổ biến là Meloidogyne spp và Radopholus spp, chúng tấn công gây hại trên cây cà phê, bơ, tiêu, thanh long và nhiều cây trồng khác.

Triệu chứng của bệnh

Khi cây cà phê bị bệnh tuyến trùng tấn công chúng sẽ có những dấu hiệu như bị vàng lá, khả năng của cây sinh trưởng và phát triển kém. Bộ phận rễ tơ của cây bị thối đen đi khi chúng ta quan sát kĩ phần rễ này sẽ phát hiện ra được những nốt u, nốt sần trên rễ non và cả trên rễ lớn nữa nếu như cây bị nặng.

Mọi giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cà phê tuyến trùng đều có khả năng tấn công và gây hại trong đó giai đoạn kiến thiết cơ bản là giai đoạn cây có khả năng bị ảnh hưởng nặng nhất. Chúng dễ dàng tấn công vì lúc này bộ phận rễ còn non yếu còn qua giai đoạn này khi chúng tấn công sẽ khiến cho cây sinh trưởng kém năng suất thấp.

Cơ chế gây hại của tuyến trùng

Chúng sinh sống dưới đất nhưng đẻ trứng trên bộ phận rễ cây, khi điều kiện khí hậu thuận lợi trứng sẽ nở thành tuyến trùng con và bắt đầu gây hại cho rễ. Những nốt u sần chính là ổ của chúng, ổ của chúng làm cho cây không vận chuyển được chất dinh dưỡng từ bộ phận rễ lên trên. Chúng còn chít hút bộ phận rễ tạo điều kiện cho những sinh vật gây hại khác tấn công như nấm, vi khuẩn gây bệnh cho cây trồng.

Thời điểm gây hại của chúng là mọi thời điểm trong năm, bệnh tấn công gây hại nặng nhất là vào mùa mưa khi trong vườn đạt được độ ẩm thích hợp vòng đời của tuyến trùng chừng khoảng 40-60 ngày. Trứng của chúng lại có thể tồn tại ở thời gian khá lâu trong mặt đất lên đến 12 tháng khi có điều kiện thuận lợi sẽ nở thành con và dễ trôi theo nước mưa hoặc nước tưới và đây cũng chính là tác nhân khiến chúng lây lan từ nơi này sang nơi khác.

Phòng trừ bệnh tuyến trùng bằng biện pháp canh tác

bệnh tuyến trùng

Xem thêm bài viết hay:

1. Hướng dẫn chăm sóc cây cà phê giai đoạn ra hoa kết trái.
2. Những biểu hiện thiếu dinh dưỡng trên cây cà phê.

  • Trên diện tích cà phê trồng mới hộ trồng hãy tiến hành cày xới đất lên cho thật kỹ rồi gom rễ cây tiêu đốt hãy trồng qua 2-3 vụ hoa màu và phơi đất 1 thời gian sau đó hãy trồng cà phê.
  • Cà phê giống cần dùng đất sạch để ươm không sử dụng đất đã bị nhiễm bệnh cần xử lý đất bằng biện pháp hóa học khi đóng bầu.
  • Sử dụng gốc ghép thuộc giống cà phê vối, Tr4, Tr9, cà phê xanh lùn vì những giống này có khả năng phục hồi nhanh và năng suất phẩm chất cao.
  • Kiểm tra vườn thường xuyên nếu phát hiện ra có dấu hiệu gì bất thường thì nên tiến hành phòng và chữa bệnh ngay.
  • Bón phân cà phê đầy đủ để cây sinh trưởng tốt có sức đề kháng cao ngăn ngừa nấm và tuyến trùng phát triển.

Phòng trừ tuyến trùng bằng biện pháp hóa học

  • Sử dụng thuốc BVTV có chứa Chitosan để diệt trừ tuyến trùng.
  • Các loại thuốc hóa học có chứa hoạt chất Abamectin (Syngenta Tervigo 020SC…) hoặc Chlorpyrifos Ethyl (Wellof 3GR, Nurelle D 25/2.5 EC…) đây là những chế phẩm không có độc hại cho môi trường.

Với những chia sẻ về loại thuốc và cách phòng bệnh tuyến trùng cho cây cà phê hi vọng đây sẽ là những kiến thức bổ ích cho hộ trồng. giúp hộ trồng bảo vệ và chăm sóc tốt khu vườn của mình đảm bảo năng suất mỗi mùa vụ luôn cao.