Tìm hiểu về bệnh khô cành, khô trái trên cây cà phê

Bệnh khô cành khô trái trên cây cà phê là bệnh hại làm ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây làm chết cành ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng.

Owe bài viết hôm trước Vieneakmat.com.vn đã chia sẻ cho bà con biện pháp phòng bệnh nấm hồng trên cây cà phê. Bài viết hôm này cũng là chia sẻ để bà con phát hiện bệnh kiệp thời và đưa ra những biện pháp phòng ngừa bệnh cho vườn cà phê, hộ trồng cần nắm rõ những nguyên nhân gây ra bệnh khô cành, khô trái trên cây cà phê. Từ đó áp dụng biện pháp phòng ngừa kịp thời.

Những tác nhân gây ra bệnh khô cành, khô trái trên cây cà phê

Tác nhân chính gây bệnh là do sự xuất hiện của các bào tử nấm Colletotrichum coffeanum, Colletotrichum gloeosporioides, Colletotrichum gloeosporioides, Colletotrichum capsici. Chúng sinh sôi và phát triển mạnh ở điều kiện nhiệt độ 10 – 35 độ C, chỉ cần tiếp xúc với nước sau 4h đồng hồ các bào tử nấm sẽ sinh sôi nhanh và xâm nhiễm bệnh cho cây.

Khả năng gây hại

Bệnh khô cành, khô trái chủ yếu gây hại trên 3 bộ phận của cây đó là cành, lá, trái.

bệnh khô cành khô trái trên cây cà phê

Xem thêm: Diệt mối gây hại trên cây cà phê.

+ Trên trái: Bệnh tấn công khi trái bắt đầu già đi, ngay phần cuống trái sẽ xuất hiện các vết bệnh có đốm nhỏ tròn màu đen hơi lõm một chút. Sau đó các vết bệnh sẽ lan rộng dần ra chiếm hết diện tích của quả làm cho quả bị thối đen, lớp nhân bên trong cũng bị mất đi. Bệnh nặng hơn nữa sẽ gây rụng trái ảnh hưởng lớn đến năng suất và phẩm chất của cây trồng. Khả năng làm rụng trái của bệnh có thể lên đến 12%, làm giảm 7% tổng sản lượng.

+ Trên cành: Ban đầu vết bệnh chỉ là đốm nhỏ có màu nâu lõm xuất hiện tại các đốt cành sau đó lan rộng dần ra khắp nơi. Những cành chuẩn bị hóa gỗ thường là nơi bệnh tấn công gây hại, tiếp theo bệnh sẽ lây lan qua những cành lớn hơn khiến lá rụng đi, cành chết khô.

+ Trên lá: Bệnh xuất hiện trên lá có những biểu hiện đó chính là những đốm tròn màu đen ban đầu nhỏ sau đó lan rộng chiếm hết diện tích lá. Tại những đốm bệnh này sẽ xuất hiện những hình tròn đồng tâm, một thời gian sau đó lá sẽ bị ăn mòn và các đốm bệnh này liên kết lại thành một mảng lớn gây ảnh hưởng đến sự quang hợp của lá làm rụng lá.

Giai đoạn phát triển của bệnh

Bệnh xuất hiện vào thời điểm cây ra hoa kết trái và bùng phát mạnh mẽ nhất chính là vào thời điểm mùa mưa vào tháng 5 đến tháng 10 lúc này trái đã bắt đầu gia. Trên cành bệnh tấn công mạnh vào tháng 7 và suy dần sang tháng 8, những vườn cà phê có năng suất cao nhưng lượng phân bón không được cung cấp đầy đủ.

Cách phòng trừ bệnh khô cành, khô trái

Phòng trừ bệnh khô cành và khô trái hộ trồng cần phải biết cách kết hợp nhiều biện pháp hóa học và vật lý học lại với nhau để giúp cho cây phát triển mạnh mẽ.

+ Biện pháp vật lý: Nên trồng cà phê với mật độ thích hợp, không trồng dày, tránh không để cho vườn cây bị rậm rạp. Những cành cây bị sâu bệnh hãy cắt tỉa chúng thường xuyên mục đích để tạo điều kiện thông thoáng hạn chế sự sinh sôi nẩy nở phát triển của mầm bệnh. Nên bón đầy đủ phân cho cây có sức sinh trưởng và phát triển tốt.

+ Biện pháp hóa học: Nên phun Carbenzim 500 Fl để diệt trừ nấm vào mùa mưa thời gian phun cứ 20 ngày phun 1 lần loại thuốc này có khả năng ngăn chặn sự phát triển của nấm gây bệnh.

Cách phòng bệnh khô cành, khô trái ngoài áp dụng biện pháp vật lý và biện pháp hóa học theo loại thuốc BVTV được đưa ra trên hộ trồng cũng có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc hóa học khác theo chỉ dẫn của kỹ sư nông nghiệp.