Tìm hiểu bệnh bạc lá trên cây cà phê
Bệnh bạc lá trên cây cà phê là một bệnh sinh lý phát sinh do quá trình trồng và chăm sóc cây không được cung cấp đầy đủ các nguyên tố, trung – đa – vi lượng. Khiến cây cà phê không mang lại năng suất cao cùng với phẩm chất tốt.
Diện tích đất trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên là nơi thiếu thốn trầm trọng các nguyên tố trung vi lượng. Bệnh xuất hiện ở cây cà phê thời kỳ kiến thiết cơ bản nhất là những cây cà phê thiếu lưu huỳnh. Biểu hiện của bệnh là lá cây thường mất diệp lục có màu bạc trắng nên người ta gọi là bệnh bạc lá. Cây cà phê khi đã nhiễm bệnh thì kém phát triển, cây còi cọc và không cho năng suất cao.
Xem thêm: Phòng trừ gỉ sắt trên cây cà phê.
Thông thường hộ trồng có thoái quen đó chính là chỉ bón những loại phân đa lượng cho cây như NPK mà quên đi những nguyên tố trung vi lượng. Đây là một trong những nguyên tố vô cùng cần thiết cho cây cà phê nhất là khu vực các tỉnh Tây Nguyên vùng đất chua có độ pH thấp lượng lưu huỳnh trong đất nghèo nàn. Trong khi độ pH mà cây cà phê cần là từ 5.2 – 6.2.
Ngăn ngừa bệnh bạc lá trên cây cà phê, hộ trồng cần chú ý đến liều lượng phân bón cho cây trồng phải thích hợp. Hàng năm cần phải bổ sung một lượng lưu huỳnh cho đất chỉ cần bón một lượng vừa đủ mà thôi tầm 40-60 kg/ 1 ha là đủ, không được bón phân cho cây cà phê quá nhiều lưu huỳnh nếu không sẽ khiến cho cây cà phê bị ngộ độc và cháy lá.
Khi cây có dấu diệu của bệnh bạc lá cần cung cấp ngay cho cây một lượng lưu huỳnh vừa đủ pha với dung dịch sunfat đạm hay sunfat kẽm nồng độ pha là 0.1% để phun. Cần phun 2 lần và mỗi lần cách nhau 2 tuần.
Phân hữu cơ cũng cần được cung cấp thêm để tăng độ mùn, độ phì nhiêu cho đất cải thiện độ pH. Tạo điều kiện tốt cho cây sinh trưởng tốt kháng lại bệnh bạc lá trên cây cà phê để cây sinh trưởng tốt mỗi năm mang đến một mùa vụ bội thu cho hộ trồng.