Tiêu diệt mối gây hại trên cây cà phê
Ngoài sâu bệnh thì mối cũng là côn trùng gây hại đáng sợ trên cây cà phê khiến cây trồng giảm năng suất đáng kể và tệ hại hơn nữa là chết cây nếu không có biện pháp tiêu diệt chúng kịp thời.
Bằng cách nào bà con có thể nhận biết sự xuất hiện và gây hại của chúng trên vườn cây cả phê của mình. Bài viết bên dưới đây caygiongeakmat.com.vn sẽ giúp bà con cách nhận biết cũng như cách tiêu diệt mối gây hại trên cây cà phê.
Cấu trúc hình thái của mối gây hại
- Mỗi ụ mối sẽ có một con mối lớn nhất được cho là mối chúa nó có màu nâu và có chiều dài là 40 – 50 mm, số còn lại là mối thợ và mối lính nó có chiều dài chỉ chừng 3 – 4 mm. Hình thái bên ngoài của chúng khá giống nhau nhưng nếu để ý sẽ nhận biết những nét khác biệt nhau.
- Mối lính có hàm dưới phát triển hơn phần đầu của nó chứa độc và có khả năng tiết axit, nhờ chất này mà chúng có thể đục gỗ và ăn mòn gỗ. Mối cánh bay lượn lờ quanh tổ và bay ra ngoài tổ vào thời điểm tháng 3-6.
- Các tổ mối thường nằm sâu bên dưới lòng đất chúng sống thành đàn nấp kỹ dưới gốc cà phê và đục xuyên hết gốc khi chúng tấn công mạnh cây bị khô chết.
Triệu chứng gây hại của mối
Xem thêm:Phòng bệnh nấm hồng và bệnh gỉ sắt trên cây cà phê.
- Chúng thường tấn công lên rễ, gốc và những cành nằm sát gốc cây. Lợi dụng vết nứt chúng ăn mòn từ ngoài vào làm cho cây cành bị suy yếu đi chỉ cần có một cơn gió nhẹ thôi qua cây ngay lập tức bị ngã đỗ ngay.
- Chúng thường tấn công ăn võ cây hoặc ăn từ dưới rễ lên.
- Hình thức tấn công ăn từ võ cây vào chúng thường để lại lớp đất mỏng dính, khi gỡ lớp đất này ra chúng ta thấy mối đang ẩn nấu bên trong.
- Tấn công từ thân và rễ hình thức này chúng ta khó lòng mà nhận biết, chỉ khi cây có hiện tượng khô héo đi trục gốc cà phê lên thì mối đã ăn trụ rễ bên dưới chỉ còn lại rễ trụ.
- Thời tiết khí hậu ẩm ướt thuận lợi cho mối xuất hiện và phát triển, thời tiết khô hạn thì chúng ít xuất hiện hơn.
Cách tiêu diệt mối gây hại trên cây cà phê triệt để
- Công đoạn trước khi trồng cà phê hộ trồng cần phải tiến hành công đoạn làm đất cho thật kỹ, thân rễ cà phê còn soát lại trong vườn hộ trồng cần gom nhặt nó và mang đi xa khỏi vườn đốt tiêu hủy sạch để mối không có nơi sinh sống và không có nguồn thức ăn.
- Khi cà phê trong vườn ươm hãy xử lý đất bằng thuốc BVTV Falidan, Regent, Basudin, 666 (6%).
- Khi mối đã xuất hiện tràn lan trên diện rộng cần áp dụng cách diệt trừ theo biện pháp mạnh đó là phun thuốc diệt trừ mối gây hại trên cây cà phê như Fipronil (Termidor 25EC), Chlorpyrifos Ethyl (Lenfos 50EC, Mapsedan 48EC). Đây là những loại thuốc hóa học có khả năng tiêu diệt mối một cách tận gốc.
Mối gây hại trên cây cà phê không phải là một bệnh hại nguy hiểm nhưng sẽ để lại hậu quả đáng sợ nếu chúng ta không có cách phòng trừ kịp thời. Trong quá trình trồng và chăm sóc cây cà phê hộ trồng hãy thăm vườn thường xuyên, làm tốt công tác chuẩn bị đất từ bước ban đầu để mối không có nơi cư trú lẫn nguồn thức ăn.