Phòng trừ sâu đục thân gây hại trên cây hồ tiêu
Sự xuất hiện của sâu đục thân trên cây hồ tiêu vô cùng nguy hiểm, chúng tấn công làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển làm thiệt hại nặng nề đến năng suất cây trồng.
Sâu đục thân gây hại trên cây hồ tiêu có hai loại phổ biến đó chính là sâu xén tóc và sâu vòi voi. Sâu xén tóc còn có tên khoa học đó chính là (Cerambycidae) và vòi voi tên khoa học là (Curculionidae).
Đặc điểm của sâu xén tóc
Xem thêm bài viết hay: Bệnh hại thường gặp trên cây hồ tiêu và cách phòng.
- Sâu xén tóc có kích thước lớn có chiều dài thân từ 10,5-11,5 mm có thân rộng 4 mm có màu nâu sẫm và có phần đầu đậm màu hơn phần thân. Ấu trùng của sâu có màu trắng và được chia thành 5 giai đoạn tuổi khác nhau, tuổi thứ 5 là giai đoạn có kích thước lớn nhất tầm 13 mm. Thời điểm chúng hóa nhộng sẽ có chiều dài đạt chừng 12,5-14mm.
- Vị trí tấn công của sâu xén tóc thường tấn công vào phần thân cùng với phần nhánh cây hồ tiêu, khi chúng ở giai đoạn tuổi 3-5 đã có thể tấn công một hoặc nhiều cành làm cho cây bị hư hại nặng về mạch dẫn khiến cây không thể nào cung cấp được chất dinh dưỡng lên các bộ phận bên trên. Làm cho toàn bộ bộ phận lá cây bị vàng và khô đi.
- Khi hồ tiêu nhiễm bệnh thì cành và nhánh thường dễ bị gãy do bị sâu đục, vì vậy hồ trồng nên thăm vườn thường xuyên để phát hiện ra nếu cây có dấu hiệu bị bệnh thì ngay lập tức cần có biện pháp khắc phục kịp thời.
- Khi cây bị sâu đục thân tấn công thì chẻ nhánh ra sẽ phát hiện sâu đang ẩn nấp bên trong, chúng không chị làm đứt mạch dẫn mà còn phá hoại luôn cả những chùm bông lẫn chùm quả trên cây làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất của vườn cây. Trong các loại sâu hại hồ tiêu thì sâu xén tóc chính là loại gây hại phổ biến nhất và có tỷ lệ tấn công lớn nhất trên vườn tiêu hiện nay theo số liệu thống kê.
Đặc điểm của sâu vòi voi
- Sâu vòi voi có kích thước nhỏ chỉ từ 4.6-5 mm có chiều rộng chừng 2 mm sâu trưởng thành có màu nâu đen đầu không có râu nhưng có vòi dài và cong xuống phía dưới.
- Ấu trùng của loài sâu này có màu trắng ngà và có kích thước 6-6.5 mm kích thước chiều rộng chỉ 2 mm khi bắt chúng ra khỏi cành tiêu ta có thể thấy chúng có hình cong lưng bụng
- Nhộng kích thước ngang với ấu trùng hoặc lớn hơn một chút nhộng khi mới hình thành sẽ có màu trắng ngà.
- Bộ phận tấn công của sâu vòi voi thường là bộ phận sát dưới mặt đất, nếu chúng không bò ra ngoài thì sẽ tấn công vào khu vực rễ chính làm cho hồ tiêu ngừng sinh trưởng vàng và bắt đầu rụng lá chết dần đi.
Phòng trừ sâu đục thân gây hại trên cây hồ tiêu
Để ngăn ngừa sự xuất hiện của chúng hay phòng trừ khi phát hiện ra chúng bà còn cần áp dụng phương pháp như sau:
- Nên thăm vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện ra khi dịch bệnh vừa mới chớm, ngay lập tức lúc này mang những cành cây hoặc nhánh cây bị sâu tấn công có mạt cưa đùn ra ngoài cắt bỏ ngay đoạn này mang ra khỏi vườn tiêu hủy.
- Nên vệ sinh sạch sẽ vườn thường xuyên để loại bỏ hết các ổ sâu bệnh gây hại, cắt tải cây che bóng để vườn được thông thoáng sạch sẽ. Không tạo ra các vết thưởng hở trong quá trình chăm sóc cây vì qua vết thương hở sẽ vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh gây hại tấn công.
- Cazinon 50 ND 0,2 %, Vibasu 50 ND 0,2 là thuốc BVTV có thể sử dụng để phun khi có sâu bệnh xuất hiện trên khu vườn của bạn. Chú ý mỗi đợt phun phải cách nhau 7-10 ngày.
- Diazinon (Diazol 10G, liều lượng 15g/gốc; Diazan 50EC, liều lượng 2,5 lít/ha), Furadan 3 H (30 – 50 g/ cây), Marshal 5 G (50 – 100g/ gốc) là tên những loại thuốc mà hộ trồng tiêu có thể sử dụng để phun khi phát hiện ra vườn nhà mình có sự xuất hiện tấn công của sâu vòi voi. Phun các loại thuốc trên thì ấu trùng sẽ không thể nào chui ra ngoài và tấn công hồ tiêu được nữa.
Phòng trừ sâu đục thân gây hại trên cây hồ tiêu là vấn đề đáng quan tâm cho hộ trồng hồ tiêu trên diện tích lớn hiện nay. Phòng bệnh là công tác cần được quan tâm trước tiên bỡi việc phòng bệnh đơn giản không tốn kém chi phí so với