Phòng trừ rệp sáp gây hại trên cây cà phê hiệu quả cao

Rệp sáp một trong những côn trùng gây hại đáng sợ trên cây cà phê, chúng có sức tấn công lớn. Lan tràn dịch bệnh nhanh và rất khó điều trị, vì vậy biện pháp phòng trừ rệp sáp gây hại trên cây cà phê là yếu tố luôn được đề cao hơn và biện pháp chữa trị.

Tìm hiểu triệu chứng gây hại và đặc điểm sinh trưởng lẫn cách phòng trừ rệp sáp gây hại trên cây cà phê

Triệu chứng gây hại

Rệp sáp tấn công trên các chùm quả cà phê và chít hút nhựa cây, tấn công trái non làm cho trái không phát triển được cây còi cọc phát triển chậm. Khi vườn cà phê bị rệp sắp tấn công mạnh sẽ xuất hiện thêm lớp nấm muội đen bao phủ quanh chùm quả lẫn lá. Khiến lá bị giảm khả năng quang hợp úa vàng rồi rụng đi.

Đặc điểm sinh trưởng của rệp sáp

Rệp sáp còn có tên gọi khác nữa là Planococcus kraunhiae màu sắc của chúng có màu hồng nhưng bên ngoài được bao phủ bỡi một lớp sáp màu trắng.

phòng trừ rệp sáp gây hại trên cây cà phê

Xem thêm:

Phòng trừ sâu bệnh cho cây cà phê giai đoạn chuyển mùa.
Phòng trừ ve sầu gây hại trên cây cà phê.

Thời điểm xuất hiện của rệp sáp là vào thời điểm cây cà phê nở hoa đến hết vụ thu hái. Thời điểm chúng tấn công gây hại mạnh nhất là vào mùa khô và đầu mùa mưa. Khi có mưa nhiều thì sự tấn công của chúng bắt đầu giảm bớt xuống, khi vườn có rệp sáp thì sẽ kéo theo sự xuất hiện của kiến, rệp vẩy xanh và nâu.

Vòng đời của rệp sáp gây hại cây cà phê là 26-40 ngày giai đoạn trứng 5-7 ngày chúng đẻ trứng trên kẻ lá, chùm hoặc nụ. Số lượng trứng mỗi lần rệp cái sinh sản rất lớn đến 500 trứng, khi rệp con đường 2-3 ngày tuổi bắt đầu bò ra ngoài có thể tấn công gây hại được rồi.

Biện pháp phòng trừ rệp sáp gây hại trên cây cà phê

phòng trừ rệp sáp gây hại trên cây cà phê

Phòng trừ rệp sáp gây hại cà phê hiệu quả điều trước tiên hộ trồng cần kiểm tra vườn tược thường xuyên. Nhất là vào thời điểm mùa khô cần có biện pháp sử lý kịp thời áp dụng song song biện pháp canh tác lẫn biện pháp hóa học

+ Biện pháp canh tác: Cắt tỉa cành và dọn dẹp vườn cây cho thông thoáng, hạn chế sự phát triển của rệp sáp.

+ Cắt đốt những cành bị rệp sáp tấn công gây hại, bảo vệ các loài thiên địch như rùa đỏ, bọ mắt vàng, nhện…

+ Phun thuốc BVTV  Selecron 500 EC, thuốc Polytrin P 440 EC, thuốc Admire 200 OD, thuốc Movento 150 OD, thuốc Cheer 20 WP phun kĩ những chùm có rệp sáp kí sinh