Phòng trừ các loại rệp gây hại trên cây cà phê
Rệp gây hại trên cây cà phê là vấn đề đáng quan tâm hiện nay bởi ngoài sâu hại ra thì rệp cũng có sức tàn phá không thua kém. Chúng chít hút các bộ phần cành và lá non của cây khiến cây còi cọc kém phát triển cho năng suất phẩm chất kém. Để tiêu diệt chúng hiệu quả hộ trồng cần tìm hiểu qua các tập tính sinh hoạt, vòng đời phát triển của nó từ đó đưa ra biện pháp phòng trừ rệp gây hại thích hợp.
Tập tính sinh hoạt của rệp gây hại trên cây cà phê
Xem thêm:
Phòng trừ sâu bệnh cho cây cà phê giai đoạn chuyển mùa.
Phòng trừ ve sầu gây hại trên cây cà phê.
Rệp gây hại trên cây cà phê có kích thước nhỏ bên ngoài cơ thể của nó được bao bọc bởi một lớp sáp. Khi chúng chít hút dinh dưỡng từ cây cơ thể sẽ bắt đầu sinh ra nhiều lớp sáp hơn nữa, rệp lan tràn mạnh cũng sẽ bao phủ toàn bộ lớp sáp lên thân, cành, lá, quả của cây làm cho cây ngừng phát triển.
Các loại rệp gây hại trên cây cà phê khi chúng bước vào giai đoạn trưởng thành sẽ không có khả năng di chuyển, giai đoạn rệp con chúng có thể di chuyển nhưng chặng đường di chuyển không xa chủ yếu chúng sống cổ định một chỗ tiết dịch tạo điều kiện thuận lợi cho muội đen và các loài nấm gây hại phát triển. Dịch tiết của rệp sáp là thức ăn của kiến cho nên khi vườn cây có rệp nhiều thì kiến cũng nhiều.
Rệp gây hại chính trên cây cà phê
Có hai loại rệp gây hại chính trên cây cà phê đó chính là rệp vẩy xanh và rệp sáp. Rệp vẩy xanh có vòng đời là 42-57 ngày còn rệp thường thì xuất hiện 4 mùa. Đối với rệp sáp vòng đời của chúng là 30 ngày sức sinh sản rất nhanh một con rệp sáp trưởng thành đẻ trứng đến 500 trứng. Để phát triển từ trứng thành sâu non chỉ diễn ra trong 7 ngày, chúng thường xuất hiện khi cây ra hoa và gây hại mạnh vào mùa khô và đầu mùa mưa.
Biện pháp phòng trừ rệp sáp gây hại trên cây cà phê
- Vệ sinh sạch sẽ có dại ngăn ngừa sự phát triển của rệp sáp.
- Phát triển các loài thiên địch để diệt trừ trường hợp bệnh bùng phát mạnh thì dùng thuốc BVTV để phun diệt trừ.
- Rệp sáp xuất hiện trên quả phun Suprathion hay supracid (0,2- 0,3 %) để diệt trừ mỗi đợt phun cách nhau 10 ngày số lần phun 1-2 lần.
- Cần tập trung phun thuốc vào những nơi mà rệp trú ẩn nhiều và nằm sâu bên trong mép lá. Khi rệp đã có lớp sáp bảo vệ việc tiêu diệt sẽ vô cùng khó khăn vì thuốc khó thấm vào rệp.
Rệp sáp xuất hiện trên diện rộng sẽ làm ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê. Cho nên biện pháp phòng rệp sáp gây hại trên cây cà phê là điều vô cùng cần thiết giúp cho cây cà phê sinh trưởng và phát triển tốt.