Phòng trừ bệnh thán thư trên cây hồ tiêu

Bệnh thán thư trên cây hồ tiêu là bệnh hại phổ biến xuất hiện trên lá dấu hiệu nhận biết ban đầu của bệnh bạn rất dễ nhầm lẫn với bệnh thiếu kali. Làm thế nào để nhận biết bệnh sớm nhất và có biện pháp phòng trừ hiệu nghiệm bà con hãy cùng theo dõi cách phòng trừ bệnh thán thư trên cây hồ tiêu mà caygiongeakmat.com.vn chia sẻ ngay sau đây.

Triệu chứng của bệnh thán thư trên cây hồ tiêu

bệnh thán thư

Nguyên nhân và cách phòng trừ bệnh chết héo trên dây tiêu.
Hồ tiêu thiếu dinh dưỡng sẽ có những biểu hiện gì.

  • Lá xuất hiện những đốm lớn màu vàng sau đó chuyển sang màu nâu đậm dần cuối cùng chuyển sang màu đen.
  • Hình dạng của đốm bệnh này không có hình dạng nhất định.
  • Lâu ngày vết bệnh sẽ xuất hiện những quầng sáng có màu vàng ngăn cách phần mô khỏe và phần mô đã bị nhiễm bệnh.
  • Bệnh bùng phát quanh năm mọi thời điểm
  • Ban đầu bệnh xuất hiện ở mép lá hoặc là đầu lá rồi sau đó lan rộng dần ra làm cho lá khô đen rồi rụng dần đi.
  • Khi cây có dấu hiệu xuất hiện bệnh thán thư trên hồ tiêu nếu không được xử lý kịp thời bệnh sẽ lây lan mạnh qua gié bông hoặc gié quả làm bông lẫn quả bị khô đen. Gây hại cho nhanh lẫn đốt gây ra hiện tượng cây khô cành.
  • Hồ tiêu nhiễm bệnh chết nhanh thì thán thư cũng có điều kiện bùng phát theo.

Nguyên nhân gây bệnh thán thư

  • Bệnh do loài nấm có tên khoa học là Colletotrichum Gloeosporioides gây ra, chúng có khả năng gây hại trên nhiều cây trồng khác nữa chứ không chỉ riêng gì hồ tiêu.

Phòng trừ bệnh thán thư trên hồ tiêu

  • Hộ trồng nên trồng tiêu với mức độ phù hợp.
  • Sử dụng cây trụ sống để trồng nên rong tỉa cành thường xuyên nhầm mục đích đảm bảo che mát tốt cho vườn tiêu không để nó bị rợp.
  • Khi bệnh có dấu hiệu bùng phát trên lá bạn cần cắt bỏ và thu gom lại rồi mang ra khỏi vườn để tiêu hủy ngay tức khắc.
  • Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây, phân hữu cơ lẫn phân vi sinh cần được bón một cách cân đối trong các giai đoạn nhất định.
  • Nên tưới đủ nước cho cây vào mùa khô.
  • Tỉa cành tạo tán cho cây mục đích mang lại sự thông thoáng nhất cho vườn cây không nên để tiêu quá dài rũ xuống tiếp xúc với đất vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bùng phát mạnh.
  • Trường hợp cây nhiễm bệnh nặng sử dụng thuốc BVTV Carbenzim 500FL, Derosal 50SC, Viben C50 BTN, Tilt 250EC với liều lượng quy định trên bao bì để phun xụt. Mỗi đợt phun cách nhau chừng 15 ngày khi phun cần kết hợp với việc cắt bỏ lá bệnh để cách ly ra khỏi vườn và tiêu hủy chúng.

Phòng bệnh thán thư trên hồ tiêu giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn, cho năng suất cao hơn sau mỗi vụ thu hoạch là điều vô cùng cần thiết. Giúp bà con ổn định nguồn thu nhập và không phải tốn chi phí dẹp tắt mầm bệnh khi có dịch bệnh xẩy ra.