Phòng ngừa bệnh thối trái trên cây sầu riêng hiệu quả
Bệnh thối trái sầu riêng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, mùa mưa là thời điểm bệnh bùng phát mạnh làm ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng. Vì vậy đối với hộ trồng trên diện tích lớn hãy cố gắng tìm mọi cách ngăn ngừa bệnh thối trái sầu riêng không cho xuất hiện trên vườn cây ăn trái của mình.
Triệu chứng của bệnh thối trái trên cây sầu riêng
- Nguyên nhân gây bệnh thối trái sầu riêng là do nấm có tên là Phytophthora palmivora gây ra.
- Thời điểm xuất hiện bệnh thường là vào mùa mưa khi thời tiết có sương mù hoặc là nhiệt độ trong vườn xuống thấp độ ẩm tăng cao đột ngột, thuận lợi cho nấm phát sinh gây hại cho trái.
- Sự xuất hiện của sâu đục trái vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển và gây hại vì nấm gây bệnh thối trái tấn công qua những vết đục của sâu bệnh.
- Vườn cây không được tỉa thông thoáng cũng là nhân tố thuận lợi cho sâu bệnh phát triển mạnh.
- Sầu riêng bị bệnh thối trái không chỉ tấn công trên trái mà còn tấn công trên nhiều bộ phận khác nhau của cây như thân cây làm cho cây đổi màu khi nhiễm bệnh nặng vết bệnh sẽ dần chuyển sang màu nâu đỏ và vỏ thân nứt ra chảy nhựa vàng. Làm ảnh hưởng lớn đến mạch dẫn của cây làm cho lá cây vàng úa rồi rụng dần đi.
- Trên trái địa điểm bệnh thường phát sinh đó chính là phần đít trái ban đầu vết bệnh chỉ là một chấm nhỏ mà thôi nhưng sau đó vết bệnh thường sẽ lan rộng ra rồi ăn sâu vào cuống trái lẫn thịt trái làm mất đi phẩm chất của trái thịt chua và có mùi hôi thối.
- Thời điểm bệnh phát sinh vào những ngày có ẩm độ trong vườn cao vết bệnh xuất hiện tơ giống như mạng nhện. Nhất là vào những ngày mưa bệnh có khả năng lây lan rất cao cho nên cần có biện pháp phòng trừ sao cho thật hiệu quả.
Biện pháp phòng ngừa bệnh thối trái cho cây sầu riêng
Xem thêm: Cách khắc phục tình trạng sầu riêng rụng trái non.
- Phòng ngừa bệnh thối trái cho cây sầu riêng biện pháp tốt nhất đó chính là bạn nên trồng với mật độ hợp lý để tạo độ thông thoáng cho vườn cây. Mật độ trồng thích hợp nhất là chừng khoảng 8-10m là hợp lý.
- Hằng ngày nên thăm vườn thường xuyên và cố gắng vệ sinh vườn sao cho thật sạch sẽ, thu gom lá mục, rác và tỉa bỏ những cành cây nằm sát đất để tạo độ thông thoáng cho cây. Mùa mưa nên tạo rãnh thoát nước để cây không bị ngập úng hoặc tình trạng ẩm ướt không kéo dài.
- Nên áp dụng việc bón phân đầy đủ theo chuẩn quy định hai năm một lần, đừng quên bón thêm phân hữu cơ để cải tạo đất và tăng cao khả năng chống chọi sâu bệnh cho cây trồng.
- Khi tỉa trái đợt cuối bà con nên tiến hành việc bao trái lại nhầm hạn chế sự tấn công của sâu bệnh, sử dụng thuốc trừu sâu để phun ngăn ngừa bệnh.
- Mùa mưa sử dụng thuốc BVTV thuốc gốc đồng quét lên cây từ mặt đất lên chừng khoảng 1m trở xuống.
- Phát hiện vườn cây bị bệnh ngay lập tức loại bỏ những trái hư hỏng ra khỏi vườn, mua thuốc đặc trị để phun diệt trừ.
Phòng ngừa bệnh thối trái trên cây sầu riêng việc làm vô cùng cần thiết giúp cho cây trồng phát triển tốt năng suất cao và phẩm chất tốt. Tăng cao thu nhập cải thiện đời sống của hộ trồng, còn rất nhiều kiến thức bổ ích khác về cây trồng mà caygiongeakmat.com.vn chia sẻ thường xuyên ở đây mỗi ngày hãy truy cập site thường xuyên để cập nhập thêm những thông tin và kiến thức bổ ích khác được chia sẻ tại đây.