Kỹ thuật trồng và chăm sóc giống cây sầu riêng phần 3

Sau 2 phần kỹ thuật tròng và chăm sóc cây sau rieng ri6 chúng tôi tiếp tục mang đến cho bà con phần 3 cũng là phần cuối của chuyên đề này.

Sâu bệnh luôn là vấn đề nhức nhối đối với cây trồng và bà con, vậy làm thế nào để phòng tránh cũng như khắc phụ hậu quả do sâu bệnh gây ra. Mời bà con theo dõi phương pháp mà vien eakmat tổng hợp từ nhiều nguồn.

PHÒNG TRỪ SÂU RẦY

1. Rầy phấn:

Xuất hiện khi cây ra đọt non làm lá quăn cháy, khi lá già để lại nhiều đốm vàng dị dạng. Cần chủ động phun hoạt chất Imidacloprid hoặc Abamectin khi đọt non chuẩn bị nở.

2. Nhện đỏ – rầy lửa:

Xuất hiện trong mùa khô nóng gây bạc lá, rụng lá trưởng thành. Luân phiên phun các loại thuốc trừ nhện theo định kỳ mỗi tuần.

3. Sâu đục thân, cành:

xảy ra quanh năm. Cần thăm vườn thường xuyên, nếu thấy vỏ cây bị xì mủ có bã màu nâu đỏ thì nhanh chóng dùng dụng cụ đục bắt sâu bên trong. Định kỳ phun các loại thuốc diệt trứng vào vỏ cây để phòng ngừa.

PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI

Bệnh nguy hiểm nhất là xì mủ thân, vàng lá, thối cổ rễ, thối rễ, thối quả. Nên thăm vườn vào lúc sáng sớm, trên thân, cành có những vết nhựa chảy ra làm ướt đốm nâu đen hoặc vỏ cây bị nứt, chảy mủ. Dùng thuốc AGRIFOS 400 (phosphonate) đặc trị nấm Phytophthora trên sau rieng ri6 để phòng trị:

1. Phòng bệnh:

Phun ướt đều vào lá, quả (nồng độ 0,5%) định kỳ mỗi tháng. Bổ sung định kỳ 60-75 ngày, dùng 1 trong 2 phương pháp sau:

a. Tưới vào cổ rễ: nồng độ 1% (2 lít/200 lít), tưới 1-20 lít dung dịch/cây tùy theo độ rộng của tán cây. Nếu cổ rễ nằm sâu trong đất thì dùng tia nước xoi đất xung quanh gốc hoặc dùng cần sục chuyên dụng để đưa thuốc vào.

b. Tiêm thân: áp dụng với cây có đường kính thân từ 15 cm trở lên:

Bước 1: Pha thuốc với nước sạch theo tỉ lệ 1 thuốc : 1 nước. Mỗi cm đường kính thân tiêm 2 ml dung dịch thuốc đã pha.

Bước 2 – Chọn vị trí tiêm thuốc: là vùng vỏ trên thân cây có ít cành nhánh ở bên trên theo chiều thẳng đứng.

Bước 3 – Khoan lỗ tiêm thuốc: dùng mũi khoan số 6,5 mm. Lỗ khoan có hướng xiên 45o vào dát (tránh chạm vào lõi cây), chếch lên khoảng 5o, sâu từ 3 – 4 cm.

Bước 4 – Khoan lỗ tiêm thuốc: gắn ống tiêm chuyên dụng gắn thật khít với lỗ khoan và kéo dây nén thuốc vào.

Bước 5 – Trám lỗ tiêm thuốc: dùng vôi ẩm se lại cỡ đầu chiếc đũa rồi nhét sâu vào lỗ khoan, sau đó dùng tay nén chặt.

Giữ đất ẩm trong suốt giai đoạn xử lý thuốc.Lưu ý: không khoan vào vùng có vết bệnh, nơi có cành hoặc lỗ tiêm cũ.

2. Trị bệnh trên thân cây:

Phun ướt đều tán lá (nồng độ 0,5%). Kết hợp với tưới vào cổ rễ (nồng độ 1%) hoặc tiêm thân 3 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 15 ngày.

3. Trị bệnh thối quả trên giong sau rieng ri6:

Phun kỹ vào quả, cuống quả (nồng độ 1%). Phun 2 lần liên tiếp cách nhau 3 – 5 ngày.

Khi đã phòng trị bệnh như quy trình thì cũng phòng và trị được các loại bệnh khác như nấm hồng, thán thư, tảo xanh, tảo đỏ (rỉ sắt)…