Kỹ thuật trồng và chăm sóc giống cây sầu riêng phần 2
Chào mừng bà con đến với chuyên đề kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng phần 2. Qua phần 1 chúng tôi đã giới thiệu đến bà con phương pháp ghép và một số loại sâu bệnh nguy hiểm mà giong sau rieng dona dễ mắc.
Tiếp theo chuyên đề này chúng tôi sẽ mang đến cho bà con kỹ thuật trồng cây sau rieng dona và bón phân một cách khoa học.
Phương pháp trồng và chăm sóc cho cây sau rieng dona con.
Khâu xử lý đất vô cùng quan trọng. Đây là điều kiện đầu tiên để cây sầu riêng dona con có thể thích nghi một cách tốt nhất.
Cách đào hố trồng sau rieng dona da xanh: Kích thước của hố trồng sầu riêng dona phụ thuộc vào độ mềm của đất. Đất càng mềm thì hố đào càng nhỏ. Để đất tơi xốp cần phải bán phân lót hữu cơ vì thế kích thước chuẩn để đào hố là 60x60x60cm.
Hố trồng sau rieng dona cần được rải 0.1 – 0.2kg vôi sống. Và sử dụng thêm 10 gam vibasu để phòng trừ mối, 5 – 10kg phân chuồng đã ủ hoai và 0.2kg phân lân tất cả trộn đều rồi cho xuống hố và nén chật. Lấp đất xung quanh tạo mô cao hơn mặt đất từ 10 – 20cm. Để hỗn hợp phân hủy nhanh bà có hãy tưới nước đều.
Cần phải chuẩn bị hố trồng sau rieng dona da xanh ít nhất 15 ngày trước khi trồng.
Kỹ thuật trồng giong sau rieng dona bà con cần lưu ý.
Xử lý cây giống: Nếu chưa được trồng kịp thời gian thì bà con nên tập trung cây giống lại và che bằng lưới cản 50% ánh nắng. Trong quá trình vận chuyển sẽ có những va chạm gây vết thương bà con nên phun thuốc Agri-fos 400 phối trộn với Mancozeb nồng độ 0,5% để phòng bệnh thối thân lá. Cần tưới nước hàng ngày để giữ độ ẩm cho cây sau rieng dona da xanh.
Đào lỗ: sau ít nhất 15 ngày khi chuẩn bị hố trồng, cần đảm bảo rằng mô đất vẫn còn cao hơn so với mặt đất khoảng 10 cm. Đào một lỗ giữa mô đất có độ sâu 20 cm.
c. Thao tác trồng: dùng dao cắt bỏ phần đáy của bầu đất. Dùng kéo cắt đứt phần rễ thừa quấn quanh đáy (nếu có) . Đặt cây xuống lỗ cho ngay ngắn rồi cắt 1 đường dọc túi nilon. Từ từ tháo túi ra sao cho đất trong bầu không bị vỡ.
Dùng tay lấp và nén nhẹ đất đến 2/3 chiều cao của bầu thì rải đều 5 – 10g phân lân nung chảy hoặc Super lân xung quanh. Sau đó, lấp đất cho đầy lỗ rồi nén nhẹ sao cho đất vừa ngang mặt bầu. Làm bồn xung quanh để giữ nước tưới khi cần thiết.
d. Đỡ cây: cắm 1 cọc thẳng dọc theo thân chính rồi cột dây giữ cho cây thẳng đứng.
Kỹ thuật chăm sóc cây con từ viện eakmat
a. Tưới nước: Nên thiết kế hệ thống tưới phun, mỗi cây con có 1 béc tưới. Nếu thấy đất khô thì phải tưới nước giữ ẩm cho cây.
b. Bón phân:
+) Phân hữu cơ: Mỗi năm vào đầu mùa mưa, bón phân hữu cơ đã ủ hoai mục. Lượng bón khoảng 5 kg/gốc cho cây 1 năm tuổi. Sau một năm thì bón tăng lên 5 – 10 kg.
+) Phân đa lượng: Sau khi trồng xong, bón 10g phân NPK 16-16-8-13S cho mỗi cây. Bón những lần tiếp theo khi cây chuẩn bị ra đọt non. Nếu đường kính tán cây tăng gấp 2 lần thì lượng bón cũng tăng gấp 2 lần.
+) Phân trung vi lượng: cây hấp thụ chủ yếu ở dạng lỏng. Dưới rễ, dùng trung lượng KPMGC + vi lượng KP-COMBI tưới vào bộ rễ mỗi khi cây chuẩn bị ra đọt non. Trên lá, dùng trung lượng KP-BOOSTER + vi lượng KP-COMBI phun lên lá kèm với thuốc trừ sâu mỗi khi cây ra đọt non.
c. Tỉa cành tạo tán: Chỉ để 1 thân chính phát triển. Khi cây đạt chiều cao 3 – 4 mét thì tiến hành tỉa bỏ các cành mọc sát đất để cây được thông thoáng. Có trường hợp cây phân bố cành không đều (thiếu 1 bên), khi cây cao được khoảng 1 mét thì bấm ngọn để cây nảy ra 1 thân khác thay thế, khi đó cành sẽ phân bố đều hơn.