Kỹ thuật tỉa cành và tạo tán cho cây sầu riêng phần 1
Kỹ thuật tỉa cành và tạo tán là công đoạn vô cùng quan trọng nó giúp cho cây có bộ tán cân đối, phát triển tốt cho năng suất cây trồng cao khi cây bước vào giai đoạn thu hoạch.
Hướng dẫn kỹ thuật tỉa cành tạo tán cho cây sầu riêng
Định hình tán cây sầu riêng
Thời điểm cây vừa mới bắt đầu trồng cho đến khi cây ra hoa kết trái các giai đoạn trải qua đó chính là tạo bộ rễ, thân chính bắt đầu hình thành khung cành lá. Nhưng bà con không nên để sầu riêng tự phát triển bởi các cành không đều nhau cành khỏe và cành yếu sẽ phát triển đan xen lẫn nhau không hề hiệu quả chút xíu nào vì cành yếu không ra trái mà cành khỏe lại mang quá nhiều quả khiến cho sầu riêng bị kiệt sức nặng nề làm ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng. Khi có mưa to gió lớn cây cũng rất dễ bị gẫy.
Nếu không định hình cho tán theo thời gian cành và lá già sẽ che lấp đi phần cành lá nón cùng với những cành bị sâu bệnh chúng ta cần cắt tỉa chúng đi. Không nên để lại vì sẽ gây ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng quả của cây.
Việc tạo cho cây một bộ khung cành to khỏe và phân đều xung quanh tán. Có như vậy cây mới có sức để mang trái.
Thân hình chuẩn của cây sầu riêng
- Có 1 thân chính to khỏe mọc thẳng đứng.
- Cành cấp 1 có đến 4-5 cành cấp 1.
- Cành cấp 1 đầu tiên được giữ lại cách mặt đất chừng 50 cm.
- Cành được mọc đều xung quanh cách hướng.
- Có tán lá tròn đều và rất cân đối.
Lợi ích của việc cắt cành và tạo tán cho cây sầu riêng
- Hãy đốn tỉa hết các cành lá thừa có khả năng quang hợp kém mà còn che lấp đi ánh sáng của các lá non đang sinh trưởng. Giúp cho vườn sầu riêng phân phối ánh sáng đều hơn và tăng cao hiệu quả hơn nữa trong quá trình quang hợp.
- Quá trình quang hợp tốt sẽ giúp cho cây tổng hợp được rất nhiều chất hữu cơ, chất đường, chất béo và có ngay cả chất đạm giúp cho phẩm chất của trái tốt hơn.
- Giúp ánh sáng phân phối đều hơn trên cây và những loại sâu bệnh gây hại không còn nơi cư trú. Khi phun thuốc diệt trừ sâu bệnh hay phân bón lá bổ sung dinh dưỡng cho cây cũng dễ dàng hơn mọi bộ phận của tán cây đều nhận được.
- Việc tỉa cành tạo tán giúp cho cây có được bộ khung chắc khỏe vô cùng, việc tán cây phân phối đều sẽ giúp cho cây mang được nhiều trái.
- Những cành vượt phát triển mạnh nhưng không cho trái cần cắt bỏ chúng đi. Tạo hình tán cây đều nhau giúp việc ra hoa kết trái tốt hơn nâng cao năng suất chất lượng lẫn phẩm chất trái.
- Những vườn cây sầu riêng già cỗi có sản lượng thấp cần đốn hạ cải tạo để cây cho quả nhiều hơn bằng cách ghép giống mới vào thây thế giống cũ.
- Giai đoạn cây còn non cần tiến hành đốn tạo hình cho cây ở thời điểm này bộ rễ hoạt động nhiều hơn lá nên chỉ cần đốn ít.
- Khi cây ở giai đoạn trưởng thành rễ và lá sinh trưởng như nhau nên chỉ cần đốn nhẹ để tạo độ thông thoáng.
- Cây già bộ rễ sẽ hoạt động kém lại còn lá thì nhiều nên đốn nhiều và bón phân nhiều.
Những điều cần lưu ý khi đốn tỉa sầu riêng
Cần thực hiện đốn tỉa tạo hình cho sầu riêng ngay từ thời điểm cây còn ở trong giai đoạn vườn ươm nhưng chỉ cắt tỉa không nhiều bỏ đi những cành vô ích mọc sai vị trí để cây không mất sức phát triển tốt.
Sau thời điểm thu hoạch cần thực hiện việc cắt bỏ đi hết những cành cây già yếu, những cành bị sâu bệnh. Vào thời điểm mùa mưa cần cắt bỏ những cành vượt che khuất ánh sáng cho cây.
Đốn cây cũng cần xác định là đốn nhiều hay ít, cây ra trái quá nhiều cần bẻ bỏ bớt đi để chất lượng những trái còn lại to đều đẹp mã.
Đối với giống sầu riêng được trồng bằng phương pháp vô tính thường sẽ xuất hiện nhiều nhánh cây mọc gần mặt đất. Vì vậy việc tạo hình cho cây trong những năm đầu là rất cần thiết, ngay sau thời điểm trồng cần chọn giữ lại một thân chính to thẳng để làm trụ sau này. Một thời gian sau cành bên xuất hiện hãy loại bỏ những cành yếu chỉ giữ lại những cành tốt để làm giàn, tốt nhất hộ trồng nên chọn cành hợp với trục thân chính một góc 45-90 độ. Sau đó cây lại phát triển và những cành giàn ban đầu được chọn những cành mới xuất hiện mọc xen kẻ các cành giàn cần loại bỏ bớt đi.
Những cành cây mọc thấp sát mặt đất tính từ dưới đất lên khoảng chừng 50cm nên cắt bỏ để tránh việc cây tiếp xúc với các mầm bệnh gây hại dưới đất lây lan lên. Những cành nhỏ yếu mọc ra từ bên trong tán cần được tỉa bỏ đi và chỉ nên giữ lại những cành cây mọc thẳng đứng vì như vậy cây sẽ thông thoáng hơn và việc thụ phấn cũng diễn ra dễ dàng hơn. Những cành cây bị sâu bệnh cần loại bỏ chúng nhanh chóng càng nhanh càng tốt.