Kỹ thuật làm bông cho cây hồ tiêu phần 1
Sau thời điểm thu hoạch là công đoạn áp dụng những kỹ thuật chăm sóc đúng cách cho cây hồ tiêu để cây hồi phục nhanh và sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất cao ở vụ thu hoạch sắp tới. Chi tiết kỹ thuật làm bông chăm sóc cho cây hồ tiêu sẽ được caygiongeakmat.com.vn chia sẻ chi tiết như sau.
Kỹ thuật làm bông cho cây hồ tiêu giai đoạn 1
Sau khi thu hoạch hồ tiêu xong là thời điểm mùa nắng lúc này khí hậu vô cùng khắc nghiệt, trải qua một quá trình dài mang trái và nuôi trái cây cũng đã bị kiệt sức. Giai đoạn này không thích hợp cho việc ngắt nước áp dụng kỹ thuật làm bông vì thực hiện vào giai đoạn này sẽ khiến cho cây bị mất sức đề kháng và không có khả năng chống chọi với sâu bệnh.
Giai đoạn chuẩn bị trước khi làm bông
Ngay sau thời điểm thu hoạch xong bà con nên tiến hành phun rửa vườn cho hồ tiêu, nhớ chọn đúng loại thuốc phù hợp với hiện trạng của vườn cây.
Xem thêm: Kỹ thuật tạo mầm hoa nhanh cho hồ tiêu.Và kỹ thuật trồng tiêu đúng chuẩn.
Mục đích của việc phun rửa vườn là để tiêu diệt một số mầm bệnh gây hại như nấm và địa y để tránh việc cây bị nhiễm khuẩn bỡi những vết thương hở gây ra làm rụng đốt. Các vết thương hở ở đây là lá bị và trái đã bị hái đi hoặc cành bị gãy trong quá trình thu hoạch chất dinh dưỡng cung cấp cho cây và nước sẽ bị thoát qua các vết thiowng này và đây chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển tấn công mạnh mẽ gây nên hiện tượng rụng đốt.
Những vườn tiêu có diện tích lớn hộ trồng không nên đợi đến hết thời điểm thu hoạch xong mới thun phuốc vì nếu lỡ thu hoạch trước và sau thời gian cách nhau lâu thì như vậy diện tích thu hoạch trước sẽ không tốt và. Bà con nên áp dụng phun càng sớm càng tốt và diện tích phun có thể chia nhỏ ra phun nhiều lầnđể tăng sức đề kháng cho cây và năng suất của mùa kế tiếp vẫn ổn định.
Việc phun rửa vườn cây sẽ khiến cho những lá bị bệnh hoặc lá già rụng đi lá non và đọt non sẽ phát triển ở những vị trí này.
Kết hợp với việc vệ sinh sạch sẽ chồi, dọn dẹp hết những cành cây nằm sát đất, thu gom hết các lá già cỗi mang chúng ra khỏi khu vườn để tiêu hủy giúp vườn cây sạch sẽ thông thoáng hơn. Ngăn chặn mầm bệnh phát triển và quá trình phân hóa mầm hoa của hồ tiêu cũng diễn ra tốt hơn.
Bên trên là những kiến thức về kỹ thuật làm bông cho hồ tiêu còn rất nhiều công đoạn khác nữa mà chúng tôi sẽ chia sẻ ở những bài viết sau. Hồ trồng cần đọc và nắm kỹ những kiến thức này để áp dụng cho thật tốt để vườn cây ngày càng phát triển khỏe mạnh cho năng suất cao chống chịu tốt với các loại sâu bệnh.