Kỹ thuật làm bồn cho cây cà phê
Quá trình làm bồn cho cây cà phê sẽ giúp cho bộ rễ phát triển được tốt hơn độ ẩm lẫn độ tơi xốp của đất cũng tăng. Giúp cây cà phê sinh trưởng tốt và có khả năng chống chịu được sâu bệnh gây hại.
Trong quá trình chăm sóc cây cà phê bà con cần áp dụng đúng kỹ thuật làm bồn cà phê vào đúng thời điểm. Để cho việc làm bồn không bị ảnh hưởng đến bộ rễ của cây và giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Những tác dụng của việc làm bồn
- Công đoạn làm bồn thường áp dụng cho những hộ trồng cà phê có hình thức tưới nước là tưới gốc.
- Vào mùa khô bồn có công dụng giữ được toàn bộ lượng nước tưới không thấp thoát.
- Công đoạn làm bồn sẽ giúp giữ ẩm cho cây trong mùa khô được tốt hơn.
- Làm tăng khả năng chống hạn cho cây.
- Công đoạn làm bồn sẽ giúp cho rễ cây ăn sâu hơn vào lòng đất, cải thiện độ phì nhiều của đất giúp bộ rễ phát triển được tốt hơn.
- Công đoạn làm bồn cần tiến hành ngay sau khi trồng để bộ rễ cây ổn định và tận dụng được tối đa lượng nước tưới vào mùa khô không bị thấp thoát.
Kỹ thuật làm bồn
Xem thêm: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê.
- Kỹ thuật làm bồn cần được tiến hàng ngay sau khi trồng cây cà phê cần làm bồn quanh gốc, tùy vào kích thước của hố đào mà bà con có thể tạo bồn với kích thước tương đương.
- Bồn sẽ thường có đường kính rộng chừng 1-1,2 mét tối thiểu là 0.8 mét sâu 15 – 20 cm.
- Bồn cần làm rộng theo độ phân tán của cây cà phê, chiều rộng của bồn sẽ lớn hơn tán chừng 20 cm và độ sau của bồn chừng 20-30 cm.
- Việc làm bồn thường được tiến hành vào đầu mùa mưa, độ rộng của bồn cần duy trì cách mép tán khoảng 20 cm.
- Khi làm bồn đào rãnh xung quanh bồn có thể bón phân chuồng, rác cà phê hay phân xanh xuống để bón tăng độ hữu cơ lên cho đất và cải tạo độ phì nhiêu cho đất ngày một cao hơn nữa.
- Cách 3-4 năm thì nên vét bồn một lần độ sâu nên duy trì là 25-30 cm.
- Khi đào bồn cần trồng cà phê vối Tr4 sao cho phần cổ rễ thấp hơn mặt đất chừng 15-20 cm.
Kỹ thuật làm bồn cho cây cà phê thường được áp dụng đối với các giống cà phê trừ cà phê chè ra. Vì cà phê chè có mật độ trồng dày chỉ cần vét rãnh thành hàng dọc để tạo hàng nhằm chống xói mòn khi mùa mưa lũ xẩy ra.