Cách khôi phục tình trạng cà phê, hồ tiêu, bơ, sầu riêng bị ảnh hưởng sau bão
Năm 2017 là năm mà bão đổ bộ vào các tỉnh Tây Nguyên kỷ lục nhất từ trước đến nay tổng cộng là 16 cơn bão và trong đó bão số 12 có sức gió vô cùng lớn. Làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của một số cây công nghiệp lẫn cây ăn trái. Để khôi phục khả năng sinh trưởng phát triển tốt của các giống cây trồng như cà phê, hồ tiêu, bơ, sầu riêng bị ảnh hưởng sau bão cần áp dụng các biệp pháp sau đây.
Xem thêm:
Làm gì để tăng khả năng thụ phấn đậu trái giống bơ booth 7.
Cách bón phân cho cây cà phê vào mùa khô.
Những thoái quen xấu trong quá trình canh tác gây hại cho hồ tiêu.
Hướng dẫn khôi phục vườn cà phê, hồ tiêu, bơ, sầu riêng bị ảnh hưởng sau bão
Khôi phục vườn cà phê sau bão
Cây cà phê khi bước vào thời kì kiến thiết cơ bản thường bị long gốc và nghiêng theo chiều gió khi bão xẩy ra. Khắc phục tình trạng này nên dùng cọc tre bằng gỗ đóng cho chặt và sâu vào lòng đất. Cố định để cây không bị lung lây khi gió lây làm ảnh hưởng phần cổ rễ làm lỡ cổ rễ.
Vùng đất xung quanh gốc tiến hành dậm cho thật chặt lại, ở những vùng hố cà phê bị động nước cần có biện pháp áp dụng kịp thời để thoát nước như đào xới nhẹ lớp đất mặt để cung cây đủ oxy cho bộ rễ. Nhưng tránh không tác động làm rễ tổn thương.
Những cây cà phê có dấu hiệu bị bong góc bà con không nên bón phân hóa học à chỉ nên bón bổ sung dinh dưỡng qua lá. Sử dụng các loại phân bón lá để phun, theo dõi thường xuyên những cây cà phê bị long gốc nếu có hiện tượng gì bất thường thì cần thực hiện để áp dụng biện pháp phòng trừ kịp thời. Sử dụng thuốc BVTV VibenC hoặc là Valodacin để diệt trừ nấm mỗi ngày tưới gốc 2-3 lần thời gian tưới cách nhau chừng 20-15 ngày. Liều lượng theo nồng độ khuyến cáo có ghi sẵn trên bao bì.
Khôi phục cây cà phê sau bão đối với cây cà phê kinh doanh sẽ bị rụng trái sau khi bão xẩy ra. Hãy tiến hành cắt bỏ những cành gãy vệ sinh sạch sẽ khu vườn. Nhặt sạch trái rụng nhầm hạn chế tình trạng bệnh lây lan như như bệnh mọt đục quả, rong tỉa luôn cây che bóng trong vườn nếu có.
Khôi phục vườn tiêu sau bão
- Khôi phụ hồ tiêu sau bão nếu trụ bị gãy đỗ thì nên dựng trụ lại hạn chế trong quá trình thực hiện làm lay gốc. Vườn tiêu nào trồng cây trụ sống nên rong tỉa cành bị gãy, sử dụng trụ tạm để thây thế những trụ sống bị ngã, buộc thân tiêu vào trụ tạm thao tác thực hiện nhẹ nhàng không làm tiêu bị dập. Trồng cây trụ sống mới cho cây bám vào ở những năm sau.
- Thực hiện biện pháp thoát nước cho vườn tiêu ngay tức khắc, vùng đất quanh gốc bị đóng vàng thì xới nhẹ không làm tổn thương bộ rễ. Sử dụng thuốc diệt trừ bấm Ridomil, Aliete, Trichoderma tưới vào gốc để trị nấm và ngăn ngừa bệnh thối gốc xẩy ra.
- Kiểm tra vườn tiêu thường xuyên nếu vườn xuất hiện bệnh chết nhanh thì có biện pháp phòng trừ kịp thời.
- Cũng giống như cà phê hồ tiêu bị long gốc không nên bón phân hóa học mà bổ sung phân bón qua lá. Phun phân bón lá để bổ sung dinh dưỡng cho cây.
Khôi phục vườn bơ, sầu riêng sau bão
Những cây bơ và sầu riêng ở giai đoạn kiến thiết cơ bản nếu bị long gốc bị nghiêng theo chiều gió sau bão thì dùng cọc tre hoặc dùng cọc gỗ để cố định lại cây, dặm thật chật vùng đất quanh gốc. Hố cây có hiện tượng đọng nước thì cần áp dụng biện pháp thoát nước ngay nhưng tránh tác động làm rễ bị tổn thương.
Khắc phục bơ, sầu riêng sau bão không nên bón phân hóa học cho những cây bị long gốc mà chỉ phun phân bón lá.
Theo dõi thường xuyên cây bị long gốc và dùng thuốc Ridomil, Alitte để phun vào gốc mỗi ngày 2-3 lần cách nhau chừng 20-25 ngày.
Bơ và sầu riêng giai đoạn kinh doanh sau bão nếu bị gãy cành thì cần tiến hành cưa bỏ đi. Vệ sinh cho thật sạch sẽ vườn cây, ngay vết cưa dùng nước vôi và thuốc trừ nấm quét vào gốc cưa để hạn chế nấm gây bệnh xâm nhập.
Khôi phục vườn cà phê, hồ tiêu, bơ, sầu riêng sau bão cách thức như thế nào caygiongeakmat.com.vn đã hướng dẫn và chia sẻ chi tiết đến cho hộ nông dân. Hãy áp dụng những kiến thức này để khôi phục vườn cây của mình tránh mất mát được phần nào do bão gây ra.