Diệt mọt đục trái trên cây cà phê hiệu quả mang lại năng suất cao

Mọt đục trái một loại sâu bệnh gây hại vô cùng nghiêm trọng trên cây cà phê, làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và phẩm chất của cây trồng. Cần có biện pháp mạnh diệt mọt đục trái trên cây cà phê mang đến những hiệu quả tuyệt vời nhất cho hộ trồng cho năng suất cao khi thu hoạch.

Cách thức phá hoại của mọt đục trái

Loại mọt đục trái trên cây cà phê này có tên là Stephanoderes hampei Ferrary, kích thước của chúng rấy nhỏ chỉ từ 2.5-4mm phần thân có màu nâu hoặc đen. Hình dạng con cái thường lớn hơn con đực và có lớp cánh màng, khi trưởng thành chúng thường ăn phôi nhũ của hạt cà phê và tiến hành đục lỗ nhỏ ngay phần cạnh hoặc là phần núm chui vào bên trong trái tiếp tục gây hại. Chúng tiếp tục đục các phôi nhũ ra để đẻ trứng, chúng có khả năng phá hoại ngay từ thời điểm vừa mới nở.

Thông thường mọt chỉ tấn công 1 nhân nhưng khi số lượng nhân lên đông đúc chúng sẽ tấn công sang nhân còn lại. Những con mọt đục quả phát sinh mạnh mẽ vào thời điểm cuối mùa thu hoạch lúc này trái bước vào giai đoạn chín và già trên cây.

Tập tính sinh hoạt của mọt đục quả cà phê

  • Mọt đục quả cà phê có vòng đời rất ngắn chỉ từ 45-54 ngày.
  • Chúng tấn công vào những quả chín và khô trên cây và cả những quả rụng bên dưới đất.
  • Mọt đục quả cà phê xuất hiện trên 3 loại giống phổ biến là cà phê vối, cà phê chè và cà phê mít. Trong đó phổ biến nhất đó chính là cà phê vối những vùng có trồng cây chắn gió là muồng hoa vàng hoặc kẹo dậu.

Biện pháp phòng trừ mọt đục cà phê

mọt đục quả cà phê

Xem thêm: Cách phòng trừ sâu đục thân mình trắng cho cây cà phê.

  • Phòng trừ mọt đục quả cà phê bà con cần chú ý làm vệ sinh vườn cây cho thật sạch sẽ và tươm tắt nhất là vào vụ cuối cùng khi thu hoạch. Nên kiểm tra những quả khô, rụng gom sạch chúng mang ra khỏi để cho những con mọt sống sót dưới đất tấn công gây hại cho vụ mùa sau.
  • Nhân cà phê nên phơi sấy đạt độ ẩm từ 12.5-13%.
  • Nên thu hoạch sớm tránh tình trạng mọt xuất hiện và tấn công lây lan khắp nơi.
  • Thăm vườn thường xuyên mỗi ngày để phát hiện ra dấu hiệu của mọt cần có biện pháp phòng trừ ngay, sử dụng thuốc hóa học để diệt trừ.
  • Những loại thuốc BVTV có thể sử dụng để phun trừ mọt Alpha -cypermethrin (Anphatox 25 EW, Anphatox 50EW, Antaphos 100 EC); Alpha-cypermethrin + Profenofos (Profast 210 EC); Buprofezin + Chlorpyrifos Ethyl (Proact 555 EC); Chlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin (Subside 505 EC),…Nhưng chỉ phun khi nếu cà phê không tham gia đăng ký sản xuất cà phê có chứng nhận.
  • Trường hợp hộ trồng có đăng ký tham gia sản xuất cà phê có chứng nhận thì nên lựa chọn loại thuốc để phun đó là Buprofezin + Chlorpyrifos Ethyl (Proact 555 EC); Chlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin (Subside 505 EC. Cách phun và liều lượng hộ trồng có thể tham khảo qua hướng dẫn chi tiết trên bao bì.

Phòng trừ mọt đục quả cà phê hiệu quả nhất hộ trồng nên kết hợp cả hai biện pháp sinh học và hóa học để diệt trừ tận gốc và hiệu quả.