Chăm sóc cây cà phê sau khi thu hoạch
Trải qua một quá trình dài nuôi dưỡng cành, trái cà phê thường mất sức sau khi thu hoạch xong. Để mùa vụ kế tiếp cây sinh trưởng và cho năng suất cao hộ trồng phải biết cách thức chăm sóc cho cây cà phê sau thời điểm này.
Cắt tỉa cành
Xem thêm bài viết hay có liên quan:
1. Những biểu hiện thiếu dinh dưỡng trên cây cà phê.
2. Hướng dẫn chăm sóc cây cà phê giai đoạn ra hoa kết trái.
3. Thu hoạch cà phê, chế biến và bảo quản đúng quy trình.
Chăm sóc cây cà phê sau khi thu hoạch xong cần thực hiện cắt bỏ những cành khô và cành già cỗi để cây tiếp tục việc phân hóa mầm hoa. Kết hợp với việc hãm nước để mầm hoa phân hóa tốt hơn, các công đoạn làm cành diễn ra quanh năm nhưng công đoạn làm cành ngay sau khi thời điểm thu hoạch diễn ra là thời điểm cần chú trọng nhất. Những cành sâu bệnh không có khả năng cho trái cho vụ kế tiếp thì nên loại bỏ, những cành mọc quá cao hoặc quá thấp cũng nên tiến hành loại bỏ luôn. Dụng cụ để cắt và cưa cành cần phải sử dụng loại tốt bén sắc để không để lại vết xước khi cắt hoặc cưa. Cắt tỉa cành xong bộ tán để lại cho cây phải cân đối cây cây tập trung được toàn bộ chất dinh dưỡng.
Bón phân cho cây cà phê
- Sau thời điểm thu hoạch xong cần cung cấp đầy đủ đạm, lân, kali, các nguyên tố trung vi lượng bởi.
+ Đạm: Nguồn năng lượng cần thiết để cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh thiếu đạm cây sẽ bị cằn cỗi cành lá trơ trọi đi và năng suất cũng giảm hẳn.
+ Lân: Giúp cây phân hóa mầm hoa tốt hơn và lượng hoa cũng nở rộ cây thiếu lân sẽ giảm đi khả năng đậu trái năng suất và phẩm chất tụt hẳn.
+ Kali: Giúp cây có thêm sức đề kháng tốt hơn không bị rụng trái non cho năng suất cao.
+ Trung vi lượng: Bao gồm các nguyên tố như magie, canxi, lưu huỳnh được bón đầy đủ cây sẽ có khả năng chóng chọi tốt với sâu bệnh. Nếu như câu thiếu trung vi lượng sẽ có biểu hiện đọt non bị nhăn lại cây cằn cỗi không có sức kháng lại sâu bệnh.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây cà phê sau thời điểm thu hoạch
Một trong những cách chăm sóc cây cà phê sau thu thu hoạch xong hộ trồng cà phê cần tiến hành các biện pháp phòng trừ sâu bệnh nhất là những bệnh thường gặp ví dụ như bệnh rỉ sắt, rệp vẩy, rệp sáp…trường hợp phát hiện ra vườn cây có dấu hiệu nhiễm bệnh thì hộ trồng cần ngay lập tức có biện pháp phòng ngừa kịp thời để tránh tình trạng lây lan trên diện rộng.
Trường hợp cần thiết phải sử dụng đến các loại thuốc BVTV để diệt trừ sâu bệnh hộ trồng nên phun Butal 10WP, Fastac 5EC, Motox 2.5 EC, Binhmor 40EC, Cypermap 10EC để diệt trừ sâu bệnh khi cần thiết.