Cách phòng bệnh thán thư trên cây tiêu hiệu quả
Bệnh thán thư để lại hậu quả nghiêm trọng trên vườn tiêu mắc phải, khi cây nhiễm bệnh mà không phát hiện được kịp thời việc điều trị sẽ rất khó khăn, công tác phòng bệnh thán thư luôn luôn được ưu tiên hơn phương pháp chữa bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh thán thư trên cây tiêu do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên nhưng nguyên nhân chính là do điều kiện chăm sóc không được tốt. Cây không đủ chất dinh dưỡng mất sức đề kháng không có khả năng chống chọi với các loại sâu bệnh gây hại.
Độ ẩm trong đất cao vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho nấm Colletotrichum gloeosporioides phát triển và lây lan khắp nơi.
Triệu chứng biểu hiện của bệnh thán thư
- Khi hồ tiêu có dấu hiệu mắc bệnh sẽ có triệu chứng là lá chuyển từ màu nâu sang màu vàng rồi sau đó chuyển sang màu đen, các vết bệnh sẽ xuất hiện tại nhiều vị trí khác nhau nhất là trên lá, vùng chóp hoặc là vùng mép lá đây chính là những biểu hiện ban đầu. Càng về sau bệnh càng tấn công mạnh hơn ăn sâu hơn vào bên trong.
- Khu vực nhiễm bệnh thán thư và chưa nhiễm bệnh ngăn cách nhau bằng đường viền vàng tùy vào bệnh nặng nhẹ khác nhau thì vết bệnh sẽ lan rộng mức to nhỏ khác nhau. Ban đầu bệnh xuất hiện trên lá sau đó lây lan sang cành và nhánh, nặng hơn nữa bệnh sẽ khiến cho cây bị khô cành.
- Nếu bệnh nặng và lan rộng khắp nơi sẽ làm ảnh hưởng đến phẩm chất trái khiến trái bị khô lép, đốt lẫn phần thân bị ngắn lại khiến cho dây tiêu bị cằn cỗi, quan sát không kỹ chúng ta sẽ khó lòng phát hiện bởi dây ngắn lại bụi tiêu um tùm nhưng phần gié ra trái rất ít, đậu trái cũng ít.
- Nếu cây bị bệnh nguyên nhân do thiếu kali thì vết bệnh sẽ chỉ xuất hiện tại mép lá, các vết bệnh thông thường sẽ có màu xám đen, không có màu vàng vị trí khoảng cách ngăn giữa hai vùng lá.
Phòng trừ bệnh thán thư hiệu quả cho cây hồ tiêu
Phòng trừ sâu đục thân gây hại trên cây hồ tiêu.
Phòng trừ rệp sáp giả vằn trên cây tiêu.
- Chăm sóc tốt cho cây để cây phát triển khỏe mạnh có sức đề kháng cao.
- Tỉa cảnh cây che bóng nhầm đảm bảo độ thông thoáng cho khu vườn.
- Bón phân đầy đủ các loại phân cần thiết để tạo độ phì cho đất, dùng rơm rạ để tủ gốc tạo mùn cho đất tránh sự tấn công gây hại của sâu bệnh.
- Tưới nước đủ và đúng kỹ thuật.
- Cắt bỏ những dây lươn nằm sát mặt đất để ngừa sâu bệnh tấn công lây lan từ dưới đất lên.
- Thường xuyên thăm vườn mỗi ngày để sâu bệnh xuất hiện thì có biện pháp phòng trừ ngay tức thì.
- Phun thuốc hóa học Viben C 50 BTN, Tilt 250 EC, Carbenzim 500 FL, Derosal 50 SC để trị bệnh thán thư cho hồ tiêu trường hợp bệnh bùng phát mạnh, liều lượng pha như hướng dẫn và mỗi lần phun cách nhau 2 tuần.
- Trường hợp cây bị nhiễm bệnh nặng không có khả năng chữa trị thì hãy nhổ bỏ ngay và mang chúng ra khỏi vườn để tiêu hủy.
- Chọn giống tiêu cho năng suất cao kháng bệnh tốt để trồng.
Phòng bệnh thư thư cho hồ tiêu hay những bệnh khác lúc nào cũng được ưu tiên nhiều hơn so với các chữa bệnh. Việc áp dụng biện pháp sinh học để ngăn ngừa bệnh không phát sinh là yếu tố quan trọng hàng đầu bà con không nên bỏ qua.