Cách khắc phục trái sầu riêng bị sượng

Sầu riêng trái cây nhiều người ưa chuộng bỡi hương thơm đặc trưng cùng với vị ngọt thơm béo ngậy vốn có của riêng nó. Nhưng khi sầu riêng bị sượng thì phẩm chất của nó không còn ngon nữa mà bị giảm sút đi đáng kể, dẫn đến giá thành bán ra cũng không cao.

Nguyên nhân từ đâu dẫn đến việc trái sầu riêng bị sương mất đi phẩm chất vốn có của nó. Hộ trồng hãy cùng tham khảo và tìm hiểu nguyên nhân với caygiongeakmat.com.vn để tìm ra phương hướng và giải pháp khắc phục tình trạng này nhé.

Nguyên nhân sầu riêng bị sượng

cách khắc phục sầu riêng bị sượng

  • Do sự cạnh tranh chất dinh dưỡng giữa trái với đọt non, cây không đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho trái cũng khiến trái bị sượng.
  • Khi trồng ở vùng đất trũng vùng có hệ thống thoát nước không được tốt nên giai đoạn nuôi trái cây vẫn ra đọt và lá nón cạnh tranh dinh dưỡng với trái.
  • Thời gian 1-2 năm đầu của sầu riêng trồng bằng hạt cây vẫn đang phát triển nên ra đọt vào giai đoạn nuôi trại đây cũng là nguyên nhân khiến trại bị sượng.
  • Trái càng lớn khả năng bị sượng càng cao vì chất dinh dưỡng thường bị phân bố không đồng đều.
  • Giai đoạn nuôi trái bón phân có hàm lượng clo làm cây tích nước cơm bị giảm đi trái thì sượng.

Cách khắc phục

Cách khắc phục sầu riêng bị sượng bà con cần áp dụng một trong những cách sau:

Hạn chế tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng

  • Nguyên nhân chính dẫn đến việc sầu riêng sượng đó chính là do cây mất cân bằng dinh dưỡng. Nên hạn chế việc cây ra đọt non vào giai đoạn đang nuôi trái.
  • Phun phân MKP ( 0-53-54) pha với liều 50 – 100g/lít nước để phun, pha Natrai Kali 150g/ 1 lít phun hai mặt lá thời gian phun cách nhau 7-10 ngày trong giai đoạn cây đậu quả.
  • Không dùng phân có chứa clo để bón cho cây.
  • Khi cây nuôi trái nên bón nhiều kali.
  • Kích thích cho cây ra hoa đồng đều cùng đợt để khi đậu trái không có sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa trái non với trái già. Thời điểm thu hoạch cũng cùng lúc tiện cho việc chăm sóc thăm vườn.
  • Cây ra hoa đợt 2 nên cắt bỏ đi để chúng không có khả năng cạnh tranh chất dinh dưỡng vì đợt ra hoa sau tỷ lệ đậu trái thấp và trái thường hay méo mó.

Quản lý nước

sầu riêng bị sượng

Xem thêm: Khắc phục bệnh chết nhanh trên cây sầu riêng.

  • Khi cây đậu trái tiến hành làm khô đất không được để đất tăng độ ẩm bằng cách dùng bao nilong che đất vào mùa mưa tránh tình trạng mưa làm cơm sượng trái. Việc làm này giúp trái chín ngọt hơn cơm khô ráo ngon hơn.
  • Rút nước cho đất khô ráo chừng 3-5 ngày hãy thu hoạch và tránh thu hoạch vào mùa mưa.
  • Nên kích thích cho cây ra hoa đậu trái sớm để khi thu hoạch là mùa khô trái sẽ ít bị sượng hơn.

Bón phân đúng cách

  • Dùng phân bón lá có chứa hàm lượng Bo để bổ sung cho cây.
  • Cây đậu trái được 2 tháng nên phun Ca(NO3)2 với nồng độ 0,2% sau đó 15 ngày nên phun thêm Mg(SO4)2 với nồng độ 0,2% và trước thời điểm thu hoạch 1 tháng phun KNO3 1%. Trong suốt quá trình cây nuôi trái nên bổ sung thêm caxi, Magie, Kali đều đặn.

Thời điểm thu hoạch

  • Tính chính xác thời điểm thu hoạch khi trái có độ chín hợp lý không sượng.
  • Tùy vào mỗi giống sầu riêng sẽ có thời điểm thu hoạch khác nhau. Chẳng hạn như giống sầu riêng Monthong thời gian thu hoạch là 115 – 120 ngày sau khi đậu trái. Sầu riêng hạt lép thì 110 ngày.
  • Lúc thu hoạch không để trái bị rơi dập.
  • Thu hoạch xong dùng dung dịch ethephon 0,2% để nhúng giúp trái chín đều hơn.

Khác phục sầu riêng bị sượng trong quá trình trồng và chăm sóc bà con nông dân cần tìm hiểu đặc điểm của từng giống sầu riêng khác nhau. Từ đó áp dụng biện pháp kỹ thuật chăm sóc hợp lý để trái đạt chất lượng và năng suất cao.