Các kỹ thuật nhân giống hồ tiêu
Hồ tiêu cây công nghiệp góp phần cải thiện đời sống của hộ trồng trong những năm gần đây, diện tích trồng hồ tiêu đang ngày càng được nhân rộng lên. Kỹ thuật nhân giống hồ tiêu cũng là mối quan tâm của bà con.
Caygiongeakmat.com xin tổng hợp và chia sẻ các kỹ thuật nhân giống hồ tiêu đến bà con nông dân. Nôi dung chi tiết cho từng phương pháp được chia sẻ ngay sau đây mời bà con cùng tham khảo qua nào.
Nhân giống tiêu bằng hạt
Hạt tiêu của thế gieo để nhân giống nhưng đây chỉ là phương pháp chứ không phải là cách thức được áp dụng. Vì cây tiêu con không thể nào giữ được những phẩm chất tốt của cây mẹ cây con không phát triển kém và không có khả năng chóng chịu với các loại sâu bệnh, cây cho năng suất thấp.
Thời gian để cây nẩy mầm và phát triển rất lâu, cách thức nhân giống này chỉ sử dụng để nghiên cứu nhầm phát hiện ra gen trội tạo giống mới.
Nhân giống tiêu bằng phương pháp vô tính
Giâm cành
Nhân giống tiêu bằng hình thức giâm cành là hình thức đang được áp dụng rộng rãi và phổ biến nhất hiện nay, cách thức thực hiện đơn giản cây giữ được những phẩm chất và đặc tính di truyền tốt từ cây mẹ. Giống tiêu có khả năng sinh trưởng tốt, chỉ cần dùng cành lươn hay cành tược để giâm đều được.
Xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật trồng tiêu đúng chuẩn.
- Cành tược ( dây thân ) cành sinh ra từ mầm nách dây tiêu nhỏ có độ che phủ cao dây phát triển mạnh và khoảng 2 năm sau khi trồng dây đã bắt đầu cho trái. Cây có tuổi thọ cao như cây mẹ 15 – 20 năm có năng suất ổn định
- Cành lươn ( dây lươn ) là loại dây dùng để nhân giống cây không bám vào trun không ra gié kết hạt nên dùng nhân giống không hề ảnh hưởng đến năng suất. Sử dụng dây lươn để nhân giống cây cho trái chậm hơn nhưng đều cho năng suất cao và hiệu quả hơn, khả năng sinh trưởng lẫn phát triển của cây cũng mạnh mẽ hơn cây cho thu hoạch sau 3 – 4 năm trồng.
- Nhánh ác dùng nhân giống thì cây nhanh cho trái nhưng tuổi thọ của cây cũng thấp cây nhanh cỗi và đặc biệt dùng nó năng suất của dây mẹ bị giảm đi.
Chiết cành
Chiết cành phương pháp nhân giống này hộ trồng có thể sử dụng trực tiếp dây thân hoặc là dây lươn, cách thức làm khá đơn giản. Hộ trồng trộn đất cùng với xơ dừa hay rễ bèo tạo nên một hỗn hợp mìn màn sau đó bó chúng sát vào mắt của dây thân hoặc là dây lươn lấy túi nilong chuyên dụng bọc dây lại.
Chờ đến khi nào cây ra rễ mang đi trồng, với cách nhân giống hồ tiêu này thì tỉ lệ sống của cây con cao, nhưng thường được áp dụng để nhân giống bổ sung trồng dặm mà thôi.
Nuôi cấy mô
Nhân giống bằng hình thức nuôi cấy mô cách này chỉ được áp dụng trong phòng thí nghiệm không được áp dụng rộng rãi vì chi phí nhân giống cao. Phải có đầy đủ kỹ thuật dụng cụ mới có thể làm được, giống được nhân bằng hình thức nuôi cấy mô khó thích nghi với môi trường bên ngoài và thời gian thích nghi lâu.
Hình thức nuôi cấy mô khả năng gây biến dị cao, cây giống chậm phát triển.
Ghép
Nhân giống bằng hình thức ghép sẽ giúp cho hộ trồng cải thiện được năng suất của những giống có năng suất cao bằng hình thức ghép giống tốt lên gốc ghép cho năng suất thấp. Hình thức ghép giống tiêu cho năng suất và tỉ lệ sống không cao nên không được khuyến khích.
Qua tắt cả những phương pháp nhân giống tiêu được chia sẻ bên trên thì phương pháp nhân giống giâm cành bằng dây lươn là phương pháp bà con nên sử dụng, giống tiêu cho năng suất cao bà con nên trồng lại giống tiêu Vĩnh Linh. Vì nó đơn giản dễ thực hiện mà lại cho năng suất cao cây sinh trưởng tốt có khả năng kháng bệnh cao.