Các đặc điểm thực vật học của mắc ca
Cây mắc ca là cây công nghiệp đình đám cho giá trị kinh tế cao đang được quốc tế hóa như những cây trồng khác như cà phê, cao su, ca cao.
Mắc ca thuộc nhiều chi nhưng trong đó chi nổi bật nhất là chi Macadamia tetraphylla, và M. integrifolia thuộc họ Proteaceae. Với những đặc điểm thực vật học của mắc ca cơ bản của cây là thân gỗ cao và rộng tuổi thọ cũng cao thời gian cho thu hoạch lâu dài. Nếu không được ngắt tỉa ngọn cây có thể đạt được chiều cao lên đến 18m và độ rộng của tán là 15m, tuổi thọ của cây bằng một đời người là 40-60 năm.
Khái quát chung những đặc điểm thực vật học của cây mắc ca
Rễ
Mắc ca thuộc họ Proteaceae nên rễ có đặc điểm chung là rễ cọc phát triển kém, còn rễ bàng thì lại ăn rộng và rất rậm rạp nữa. Rễ phân bố tập trung ở tầng đất 70 cm trở lên và 70% rễ tập trung ở tầng đất mặt 0-30cm phần còn lại tập trung ở phần dưới. Chính vì đặc điểm tán cao và rộng nhưng rễ lại không ăn sâu mà chỉ ở tầng đất nông thôi nên mắc ca chịu gió bão rất kém
Thân
Thân có dạng thẳng đứng và phân chia cành rất nhiều, trên cành có nhiều mụn lồi đây còn gọi là những bì khổng. Lớp vỏ bên ngoài rất nhám, cứng với giống được nhân bằng phương pháp hom thì cây có khả năng phát triển rễ từ bì khổng. góp phần đem lại lợi nhuận cao cho nhân hom cũng như chất lượng nhân hom.
Lá
Xem thêm: Đặc tính sinh trưởng của cây mắc ca.
Lá mọc theo kiểu xoáy ốc ở phần mép lá cứng mặt lá uốn lượn gợn sóng hoặc là răng cưa. Ở phần răng cưa này nhọn và cứng giống như gai phần gân nổi rõ.
Hoa
Hoa mọc thành chùm đôi hoặc mọc 3-4 bông trên cùng một cuống hoa chung chiều dài 3-4 mm. Chiều dài của bông là 12 mm hoa mọc tập trung ở đầu cuối đoạn cành.
Xem thêm: Cách thức chăm sóc cây mắc ca trong vườn ươm.
Hoa mắc ca là loài hoa lưỡng một bông hoa có 4 cánh trước khi nở chúng dính lại với nhau thành búp dài và tròn, bầu hoa thượng vị chứa 2 phôi châu nhưng chỉ có 1 phôi phát dục và sẽ tạo hạt, vẫn có trường hợp cả hai phôi phát dục và chứa 2 hạt bán cầu nhưng chất lượng của hạt sẽ kém đi. Nhụy cái của hoa dài, thời điểm trước khi hoa nở nhị cái dài khá nhanh chúng uốn cong và lách ra khỏi búp cánh sau đó vươn thẳng lên. Nhụy đực của hoa xuất hiện tại vị trí 4 cánh giả chúng chỉ bật được ra ngoài khi hoa nở, vì đặc điểm nhị đực uốn cong đầu xuống phía dưới cho nên vị trí của nó đứng cách xa so với nhụy cái vì vậy mà việc thụ phấn hơi khó khăn nên nhờ côn trùng thụ phấn chéo để năng suất hơn là điều vô cùng cần thiết.
Quả
Kích thước của hạt mắc ca nặng chừng 8-9h và dày chừng 2-3cm, trái mọc thành chùm 2-3 trái/ 1 cuốn. Vẫn có những chùm sai trái lên đến 17-20 quả nếu được chăm sóc tốt và việc thụ phấn diễn ra thuận lợi. Phẩn vỏ có hai lớp lớp vỏ bên ngoài sáng bóng được tạo nên từ những tế bào có dạng sợi còn lớp áo bên trong được tạo từ những tế bào mô. Khi lớp áo bên ngoài chuyển màu từ màu xanh sang nâu là dấu hiệu cho biết quả đã chín có thể thu hoạch được.
Phần hạt rất cứng lớp vỏ bên ngoài dày 2-5mm nhận được hình thành bởi 2 tử diệp có hình dạng bán cầu bên trong có chứa phôi ngủ cùng với phôi hình cầu nhỏ, ngắn nằm sát lỗ nẩy mầm. Mặc dù kích thước phối khá nhỏ nhưng vẫn có đầy đủ trục phôi, mầm thân cùng với mầm rễ, quan sát trên vỏ hạt chúng ta có thể thấy phần rốn hạt, lỗ nẩy mầm cùng với đường gân phần chạy liền giữa rốn với lỗ nẩy mầm. Vị trí đường gân là nơi mà hạt nẩy mầm sẽ nứt theo vị trí này, vỏ hạt cũng có 2 lớp phần lớp ngoài dày gấp 15 lần so với lớp áo bên trong được tạo ra bởi những tế bào có vỏ cenlulose dày và tế bào thạch. Khi hạt già đi cả hai loại tế bào này sẽ hóa gỗ và đây chính là nguyên nhân vỏ hạt mắc ca siêu cứng, lớp áo bên trong hạt lại mỏng rốn hạt có màu nâu và vị trí sát lỗ nẩy mầm có màu trắng sữa.
Nội dung bên trên là toàn bộ tổng thế kiến thức về đặc điểm thực vật của cây mắc ca, giúp bà con hiểu thêm về đặc tính của cây công nghiệp tỉ đô giá trị kinh tế cao. Qua đó hiểu rõ hơn về quy trình trồng cũng như chăm sóc sao cho tốt hơn nhầm mục đích cuối cùng là mang lại hiệu quả kinh tế cao.