Biện pháp phòng trừ rệp sáp giả vằn trên cây hồ tiêu
Rệp sáp giả vằn trên cây hồ tiêu là côn trùng có cơ chế gây hại và mức độ ảnh hưởng, cách phòng trừ hoàn toàn khác biệt với rệp sáp. Để có biện pháp phòng trừ thích hợp hồ trồng hãy nắm rõ đặc điểm sinh học của chúng để có biện pháp phòng ngừa thích hợp.
Hình dạng
Xem thêm: Ngừa sau đục thân cho cây hồ tiêu.
Rệp sáp giả vằn có dạng hình oval kích thước chiều ngang 3-4 mm chiều dài là 2-2.5mm về kích thước chúng lớn hơn so với loại rệp sáp thông thường. Bên ngoài được bao phủ bỡi nhiều bột trắng có xen lẫn nhiều sợ tơ nhỏ ngay giữa lưng có phủ sáp dày tạo thành đường vằn. Phần bụng có cặp tua sáp dài.
Đặc điểm sinh học
Cơ chế hoạt động của rệp sáp giả vằn hoạt động và tấn công mạnh mẽ vào những ngày thời tiết khô ráo và nơi có chùm trái non hoặc là đọt non, mặt dưới của lá là vị trí mà rệp sáp giả vằn thường tấn công . Rệp cái mỗi lần đẻ số lượng là 300-400 trứng vài giờ sau trứng nở thành rệp và chúng bắt đầu di chuyển từ vị trí cành cây này sang cành cây khác và bắt đầu tấn công gây hại.
Biện pháp phòng trừ
Biện pháp phòng trừ rệp sáp giả vằn trên cây hồ tiêu trước tiên hộ trồng nên kiểm tra vườn thường xuyên, nếu phát hiện vườn cây có sự xuất hiện của rệp sáp giả vằn thì ngay lập tức cần có biện pháp ngăn chặn kịp thời để tránh không cho chúng có cơ hội sinh sôi và lây lan mạnh khắp vườn.
Những cành tiêu mọc sát đất nên cắt bỏ đi thu gom chúng lại, vệ sinh vườn sạch sẽ ngăn ngừa sự xuất hiện của kiến. Nếu kiến có mặt chúng sẽ phát tán và làm lây lan rệp rất nhanh.
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Subatox 75EC (0,3%), Pyrinex 20EC (0,3%) để phun khi rệp giả vằn xuất hiện và tấn công mạnh trên vườn cây.
Biện pháp phòng trừ rệp sáp giả vằn là điều mà hộ trồng tiêu nên quan tâm vì công tác phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh. Nếu để bệnh xuất hiện chi phí tốn kém mà năng suất cây trồng giảm khả năng sinh trưởng cũng không được tốt.