Biện pháp phòng bệnh khô vằn trên hồ tiêu
Hồ tiêu là cây công nghiệp khó chăm sóc nhất vì nó rất dễ nhiễm bệnh khi gặp phải điều kiện khí hậu không được thuận lơi nhất là các loại vi khuẩn và nấm sẽ thừa cơ hội tấn công gây bệnh. Biện pháp phòng bệnh khô vằn trên hồ tiêu luôn luôn cần được bà con quan tâm và đề cao.
Mặc dù mức độ gây hại của bệnh khô vằn trên hồ tiêu không quá nghiêm trọng so với bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu hay những bệnh hại hồ tiêu thường gặp khác. Nhưng công tác phòng bệnh cũng nên được áp dụng từ sớm tránh không để bệnh nặng và phát triển lây lan tràn khắp nơi tạo thành dịch bệnh và khó có nguy cơ khắc phục.
Nguyên nhân gây bệnh khô vằn trên hồ tiêu
Nấm Rhizoctonia solani là tác nhân chính gây ra bệnh khô vằn trên cây hồ tiêu, chúng ẩn nấu khá sâu bên dưới lòng đất khi mưa xuống chính là điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển. Nhất là khi ngập úng và độ ẩm trong vườn cao nấm sẽ sinh trưởng và phát triển mạnh tấn công qua các vết thương hở của hồ tiêu.
Triệu chứng của bệnh
Phần mép lá của hồ tiêu bị thối đen có các viền đỏ màu nâu sẫm xung quanh vết bệnh. Sau đó các biểu hiện của bệnh chuyển dần từ màu trắng xám rồi loang lỗ với kích thước không đồng đều, khi cây nhiễm bệnh nặng thì hồ tiêu có dấu hiệu bị phồng rộp lên như hạch nấm nhỏ có bên trên mặt lá. Dần dần khiến cho lá bị thối đen đi và làm cho cây ngừng sinh trưởng.
Xem thêm: Ngừa sâu đục thân cho cây hồ tiêu.
Khi gặp phải khí hậu thời tiết không thuận lợi như mưa nhiều thường xuyên lúc này vết bệnh sẽ có thêm những sợi nấm trắng phủ lên cành lá. Trong quá trình trồng và chăm sóc cây hồ tiêu hộ trồng nên đi thăm vườn thường xuyên để khi phát hiện ra cây nhiễm bệnh cần thực hiện việc xử lý một cách nhanh chóng.
Biện pháp phòng trừ bệnh khô vằn
Để phòng trừ bệnh khô vằn trên hồ tiêu cần phải chăm sóc cây trồng cho thật tốt, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tưới nước, làm cỏ buộc dây, bón phân cho thật đúng chuẩn kỹ thuật để cây phát triển khỏe mạnh. Thăm vườn thường xuyên để khi phát hiện ra những triệu chứng biểu hiệu của bệnh thì áp dụng biện pháp phòng trừ kịp thời không để hậu quả nghiêm trọng xẩy ra
Rong tỉa cây che bóng cho thật cẩn thận nhất là vào mùa mưa nhầm tạo sự thông thoáng để giúp cho nấm không phát triển gây bệnh. Những dây tiêu sát gốc nên cắt bỏ và dùng rơm để phủ gốc nhầm mục đích ngăn cho nước mưa mang theo nguồn bệnh không bắn lên trên gây lây nhiễm bệnh cho cây hồ tiêu.
Khi vườn tiêu đã nhiệm bệnh khô vằn và cần phun thuốc BVTV để phòng trừ thì sử dụng Derosal 50 SC, Viben C 50 BTN, Tilt 250 EC pha với liều lượng như hướng dẫn rồi phun 3 lần mỗi đợt phun cách nhau 14 ngày.
Phòng bệnh khô vằn cho hồ tiêu một công tác quan trọng giúp cây sinh trưởng tốt và phát triển khỏe mạnh giúp cây cho năng suất cao phẩm chất tốt ổn định hàng năm. Nếu hộ trồng thấy những kiến thức mà caygiongeakmat.com.vn là có ích hãy chia sẽ cho những hộ nông dân khác cùng tham khảo để chăm sóc vườn tiêu của mình tốt hơn.